Tìm hiểu về Visa Kinh Doanh ở Nhật Bản

Tìm Hiểu Về Visa Kinh Doanh ở Nhật
Tìm Hiểu Về Visa Kinh Doanh ở Nhật

Visa kinh doanh tên đầy đủ là visa quản lý đầu tư. Điều kiện để xin visa này ra sao, có khó không. Cùng tìm hiểu về Tìm Hiểu Về Visa kinh doanh ở Nhật Bản

A.Visa quản lý đầu tư là gì ?

Tên đầy đủ bằng tiếng nhật của Visa quản lý đầu tư là : 投資経営ビザ . Để dễ hình dung, mình sẽ gọi nó là visa quản lý kinh doanh. Loại visa dành cho người nước ngoài có các hoạt động như :

  • Người trực tiếp tham gia: khởi nghiệp dự án kinh doanh, đầu tư hoặc giao dịch thương mại trên thị trường Nhật Bản
  • Người quản lý trung gian: tham gia hoạt động thay mặt nhà đầu tư trên thị trường Nhật Bản ( ví dụ : Ba của bạn là người đầu tư, chỉ định bạn tham gia quản lý dự án – vậy bạn là quản lý trung gian )

Thời gian lưu trú của visa kinh doanh chia làm 4 loại là : 3 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Tư cách lưu trú của bạn thường sẽ là : CEO, giám đốc ( công ty hoặc chỉ quản lý 1 phần ), trưởng phòng, quản lý nhà hàng hoặc giám sát viên.

1. Người trực tiếp kinh doanh (経営者)

Nếu bạn trực tiếp tham gia đầu tư, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau :

  1. Cơ sở kinh doanh tối thiếu phải có trên 2 nhân viên ( càng nhiều càng chứng tỏ công ty của bạn hoạt động tốt ). Nhân viên phải là người đã có visa vĩnh trú hoặc là người Nhật. Khi tính thêm bạn thì công ty có 3 người.
  2. Tổng tiền đầu tư 1 năm / 500 vạn yên trở lên. Trường hợp ít hơn cũng chỉ nên chênh lệch trong khoảng 50 vạn yên trở lại.
  3. Cơ sở vật chất của công phải tạm đạt yêu cầu. Không phải là một căn nhà … bình thường.

Trình độ học vấn: không có yêu cầu cụ thể, nhưng nếu đã học qua ngành quản trị kinh doanh thì sẽ có lợi thế. Đã từng tham gia kinh doanh hoặc quản lý tại đất nước của mình cũng là lợi thế lớn.

Người kinh doanh
Đối với người đầu tư, tiền khá quan trọng

Nhân viên: Như mình đã nói trên, người Nhật hoặc người nước ngoài có visa vĩnh trú, visa định cư. Nếu bạn có từ 600 vạn yên trở lên thì tạm thời không có nhân viên cũng được chấp nhận.

2. Người quản lý trung gian (管理者)

Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ đề cập đến những yêu cầu cơ bản, với người quản lý trung gian như sau:

  • Kinh nghiệm kinh doanh và quản lý tối thiểu 3 năm.
  • Kinh nghiệm làm việc trong các ngành nghề có liên quan tới công việc bạn sắp tham gia ở Nhật.
  • Sơ yếu lý lịch kèm theo giấy tờ chứng minh 2 điều bên trên là sự thật. Địa điểm và thời gian đã từng tham gia.
Quản lý trung gian
Quản lý trung gian

Kinh nghiêm và trình độ càng cao, khả năng nhận được visa càng lớn.

B.Lưu ý

1. Thành lập công ty

Do sự khác biệt về pháp luật, việc thành lập công ty ở Nhật Bản khá khó khăn. Các công ty “trên giấy tờ” sẽ không được chấp nhận. Cho dù chỉ là một công ty về game, ứng dụng,… thì cũng phải có văn phòng đại diện, dữ liệu về tài khoản ngân hàng cụ thể.

[tabs]
[tab title=”Tài khoản ngân hàng”]Thời gian visa kinh doanh tại Nhật cấp lần đầu tiên sẽ có hiệu lực 4 tháng. Trong thời gian này bạn phải chuyển tiền vào tài khoản tối thiểu 500 vạn yên. Số tiền này sẽ phải chứng minh nguồn gốc.

Đa số ngân hàng ở Nhật đều yêu cầu visa trên 6 tháng mới được đăng ký. Nếu không thể tìm hoặc thuyết phục được ngân hàng thì bạn nên tìm phương án khác.

Lời khuyên : tìm một người đại diện, chuyển tiền vào tài khoản của họ.[/tab]
[tab title=”Văn phòng đại diện”]Bạn phải thuê được một văn phòng hoàn chỉnh. Không chấp nhận trường hợp mượn địa chỉ.

Đa số các công ty đều từ chối người thuê nhà có visa ít hơn 6 tháng. Một điều nữa là thuê nhà khác với thuê văn phòng. Khó có thể biến nhà thành văn phòng.

Lời khuyên : nhờ người đại diện thuê văn phòng hộ.[/tab]
[/tabs]

2. Kế hoạch cụ thể và hồ sơ người kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng. Bên CNC sẽ kiểm tra tài liệu này rất kỹ, họ sẽ phân tích xem bạn có đủ khả năng hay không. Vì vậy bạn có xin được visa hay không phụ thuộc vào bản kế hoạch kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh cụ thế rất quan trọng
Bản kế hoạch kinh doanh cụ thế rất quan trọng

Kinh nghiệm của người kinh doanh cũng rất quan trọng. Nếu CNC cầm bản kế hoạch kinh doanh và hỏi bạn làm sao để sinh lãi, làm sao để duy trì công ty, trả lương cho nhân viên. Nếu không có một chút kiến thức và kinh nghiệm nào thì bạn sẽ trả lời ra sao ?

3. Những lý do chủ yếu dẫn đến trượt visa

Trông dễ mà không phải dễ, nếu không nắm được mấu chốt của vấn đề thì bạn rất dễ bị trượt visa.

  1. Thiếu giấy tờ
  2. Thiếu tiền đầu tư hoặc nhân viên, ….
  3. Bảng kế hoạch thiếu tính thuyết phục
  4. Không có văn phòng đại diện
  5. Kinh doanh các loại hàng hóa bất hợp pháp

Không phải ai cũng đủ can đảm để “vác chuông đi đánh xứ người”, nếu đã đủ điều kiện, tại sao bạn không thử sức. Cố gắng không chưa đủ, hãy trang bị thêm những kiến thức để vững bước trên con đường lập nghiệp nơi xứ người. Chúc các bạn thành công !

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.