Khi bạn bàn bạc công việc với người Nhật, trong suốt quá trình trao đổi, bạn sẽ nhận được những cái gật đầu và câu nói “vâng”, nhưng khi kết thúc cuộc nói chuyện người Nhật lại nói là “chúng tôi sẽ xem xét thêm rồi sẽ thông báo cho anh biết sau”, điều này sẽ làm bạn mất hứng và ngạc nhiên. Vậy đây có phải là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật hay không?
1.Tại sao người Nhật luôn nói một đằng và nghĩ một nẻo?
Bởi vì người Nhật luôn muốn duy trì một mối quan hệ không có mâu thuẫn và hòa hợp. Từ đó họ có thể vô tình gây cho người Việt và hiểu nhầm khi mới làm việc với họ.
Nét đặc trưng văn hóa của người Nhật là khi họ trả lời “vâng” thì họ vẫn chưa chắc đồng ý. Đối với người Nhật, khi họ nói “vâng, tôi đang nghe bạn” hoặc “Vâng tôi hiểu bạn đang nói gì” hoặc “vâng, tôi đã hiểu nhưng tôi chưa đồng ý”.
-
はい。。。。。。。。
Sau đây là câu chuyện của một độc giả kể lại rằng :
Có lần tôi đi đàm phán với đối tác người Nhật. Suốt cả buổi họ luôn nói “có” và “vâng” mỗi khi tôi đề cập đến vấn đề nào đó. Họ luôn nói với ý “vâng, tôi đã hiểu rồi” nhưng tôi lại nghĩ rằng họ đồng ý với những gì tôi đang nói. Thế nên khi cuộc thương thảo kết thúc tôi đứng dậy bắt tay và muốn tiến hành kí kết hợp đồng thì đối tác người Nhật liền nói “Chúng tôi sẽ suy nghĩ và liên hệ với anh sau” làm tôi mất hứng.
Vì vậy khi người Nhật nói với bạn là “vâng” thì bạn đừng tự hiểu rằng họ đồng ý với những gì bạn nói. Hãy để ý thêm các biểu cảm trên mặt của họ và sự ngần ngừ khi họ nói “vâng”.
2.Bạn đừng đặt quá nhiều hy vọng vào câu nói “Chúng tôi sẽ suy nghĩ”.
Đây là kiểu trả lời khéo léo để từ chối và kết thúc cuộc nói chuyện. Họ sẽ không bao giờ từ chối thẳng với bạn, nhưng cũng có những lần họ suy nghĩ và liên lạc lại với bạn. Nhưng nếu sau cuộc nói chuyện mà họ không liên lạc lại với bạn hoặc không có phản hồi thì bạn nên tự hiểu là họ không đồng ý với những gì bạn đã nói.
Người Nhật thường không hiểu “đây là việc rất gấp” có nghĩa là gấp như thế nào
Một trong những nguyên nhân gây hiểu nhầm trong giao tiếp với người Nhật là họ nói những câu nói không cụ thể. Đây là điều khiến người Việt luôn hiểu nhầm người Nhật vì văn hóa khác nhau.
Một bạn du học sinh người Nhật có kể chuyện cho chúng tôi như sau:
“Bạn phải nói rõ ràng cụ thể khi nói ai đó làm gì cho mình. Ví dụ như bạn nhờ một người Nhật làm một công việc gì đó cho bạn, bạn ước tính công việc đó mất 1 tiếng thì đôi khi họ phải mất đến nửa ngày hoặc hơn thế nữa để hoàn thành công việc đó. Kể cả khi bạn nói với họ rằng đây là công việc rất gấp thì bạn cũng không chắc họ làm liền cho bạn.”
Cho nên trong những trường hợp như thế, bạn đừng nên nói đây là việc rất gấp mà bạn hãy đưa ra số thời gian cụ thể mà họ phải hoàn tất xong công việc. Và khi có ai đó nhờ bạn làm thì bạn cũng nên hỏi rõ họ sẽ cần công việc được hoàn thành trong bao lâu.
3. “Sau một thời gian nữa chúng tôi sẽ tăng lương cho bạn”
Khi sếp nói với bạn câu nói đó thì bao lâu bạn sẽ được tăng lương? 2-3 tháng nữa?
Một ông giám đốc người Nhật đã nói với người cấp dưới là người Việt rằng “chúng tôi sẽ tăng lương cho bạn”. Cũng như những người Việt khác, anh ta tự hiểu rằng anh ta sẽ được tăng lương sau 2-3 tháng nữa. Thế nhưng anh ta đợi mãi vẫn chưa thấy được tăng lương và anh ta nghĩ rằng sếp mình không giữ lời hứa.
Nhưng sự thật không phải vậy. Sau này ông giám đốc đã giải thích rằng ý ông ta là ông sẽ tăng lương cho anh người Việt sau 2-3 năm nữa.
Người Nhật rất ít khi nhảy việc, một khi họ làm ở đâu thì sẽ gắn bó rất lâu dài. Vì vậy khi họ làm trong một khoảng thời gian dài thì việc cống hiến và được xét để tăng lương cũng kéo dài rất lâu.
Văn hóa Nhật bản có rất nhiều điểm khác biệt đối với người Việt, thể hiện rõ qua ngôn ngữ của người Nhật. Vì vậy bạn nên nghiên cứu kỹ để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc.
Leave a Reply
View Comments