Những Thắc Mắc Về Bảo Lãnh Người Thân Qua Nhật Bản

Có rất nhiều bạn hỏi mình về những vấn đề trong việc xin bảo lãnh người thân qua sinh sống tại Nhật , hôm nay mình sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Sau khi đọc xong các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này để hiểu rõ về cách làm thủ tục: Thủ tục bảo lãnh người thân hoàn chỉnh.

A.Thắc mắc chung

Câu hỏi 1: Trong các điều kiện để xin được visa dạng đoàn tụ gia đình, có yêu cầu nào về số năm sinh sống hay làm việc tại Nhật không ạ? Em có đọc một vài bài viết yêu cầu tổng thời gian sinh sống ở Nhật tối thiểu là 5 năm mới đủ điều kiện bảo lãnh, không biết chính xác không.

Trả lời:

– Sau khi học xong trường tiếng Nhật mà bạn học lên được trường senmon thì bạn có thể bảo lãnh vợ hoặc chồng của mình qua ở cùng. Không yêu cầu thời gian sinh sống tại nhật dài hay ngắn.

Câu hỏi 2: Nếu bảo lãnh theo dạng thăm nuôi(3 tháng) thì sau khi vợ/chồng em sang Nhật có thể xin đổi visa thành đoàn tụ gia đình được không, thủ tục có điểm nào khó khăn không ạ. Và xin visa theo cách này so với cách xin trực tiếp visa đoàn tụ từ đầu thì cách nào dễ hơn?

Trả lời:

– Xin trực tiếp visa dạng đoàn tụ luôn thì mình chưa có kinh nghiệm , nhưng tất cả những bạn bè của mình khi làm thủ tục cho vợ/chồng sang đây đều bắt đầu từ xin visa sang thăm người thân với thời gian 3 tháng,rồi sau đó đổi thủ tục chuyển sang visa gia đình ở bên này. Cho nên mình nghĩ rằng bạn nên làm theo cách trên.

Câu hỏi 3: Điều kiện bảo lãnh có yêu cầu gì về visa người bảo lãnh không ạ( như là dạng visa : kĩ sư, lao động…, thời gian đã làm việc, ngành nghề làm việc…) Chẳng hạn nếu em xin việc tại quán hoặc một công ty về lĩnh vực nào đó không yêu cầu chuyên nghành của bằng đại học thì có đủ khả năng để bảo lãnh vợ không. Em đã có bằng đại học (chuyên ngành kinh tế) tại Việt Nam, tuy còn hơi sớm nhưng em muốn tìm hiểu cụ thể một chút để có mục tiêu phấn đấu.

Trả lời :

– Nếu bạn là học sinh thì chứng minh tài chính sẽ vất vả,khó khăn hơn . Nhưng nếu là người đang đi làm cho công ty ,có thu nhập ổn định rồi thì sẽ dễ dàng hơn.Khi đi làm công việc mà không có liên quan đến lĩnh vực mình đã học tại đại học thì sẽ khó hơn (chứ không phải là ko thể).

Thông thường mọi người thường tìm những chứng cứ để chứng minh rằng mình đã học cả kiến thức chuyên môn đó thời đại học.Ví dụ học kinh tế nhưng xin vào làm ở ngành IT thì nếu thời đại học có học qua môn thống kê,kinh tế xã hội gì đó v.v.. thì Sẽ lấy kết quả ở bảng điểm đại học đó ra cho họ xem và chứng minh là tôi đã học cả kiến thức này nên có khả năng làm được công việc ở lĩnh vực này.

Câu hỏi 4: Mình thắc mắc không biết khi chuyển đổi visa từ thăm thân sang gia đình cần những giấy tờ gì và ràng buộc gì không?

Trả lời:

Giấy tờ quan trọng nhất gồm có :

  • Bản đăng ký kết hôn có cả tiếng Việt và Tiếng Nhật.
  • Nếu 2 bạn khi sống ở Việt Nam đã có nhà ở chung với nhau thì cần thêm hộ khẩu của căn hộ đó.
  • Passport , Thẻ ngoại kiều ,Ảnh 3×4
  • Chứng minh tài chính thì sẽ cần giấy tờ của bạn (在職証明書、納税証明書 v.v…)

Câu hỏi 5: Nếu visa của mình theo dạng Thực Tập Sinh thì có thể bảo lãnh người thân không ?

Trả lời :

– Visa thực tập sinh thì không thể bảo lãnh người thân qua sinh sống cùng.

Câu hỏi 6: Mình là nghiên cứu sinh trường công lập, được học bổng năm đầu tiên do trường cấp (100.000 yên/tháng). Như vậy có được bảo lãnh cho vợ con sang theo visa đoàn tụ gia đình không vậy.
Xin cảm ơn!

Trả lời :

– Nghiên cứu sinh của trường thì có khả năng sẽ bảo lãnh được người thân qua , nhưng còn tùy vào nhà trường của bạn quyết định. Nếu bạn ở trường công lập thì kiểu gì cũng có văn phòng 国際課 hỗ trợ cho du học sinh.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.