Mua Nhà Trả Góp ở Nhật Có Khó Không? Điều Kiện Là Gì?

Mua Nhà Trả Góp ở Nhật Có Khó Không
Mua Nhà Trả Góp ở Nhật Có Khó Không

Khi xác định sinh sống lâu dài ở Nhật, bạn cần phải quyết định nên mua nhà hay tiếp tục thuê. Mua Nhà Trả Góp ở Nhật Có Khó Không ? Điều Kiện Là Gì? Các bạn dự định định cư luôn ở Nhật thì nên đọc bài viết này nhé !

1. Thời gian trả góp

Thông thường, việc trả góp mua nhà sẽ kéo dài hơn 10 năm, vì vậy người nước ngoài có tư cách lưu trú từ 3 đến 5 năm khó có thể được xem xét để được vay trả góp. Xem xét các điều kiện vay thế chấp mua nhà của các tổ chức tài chính Nhật Bản, thì hầu hết các tổ chức tài chính họ chỉ hạn chế đối với người nước ngoài có visa vĩnh trú.

Đối với người nước ngoài không có visa vĩnh trú thì không thể vay mua nhà trả góp ở Nhật Bản.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số tổ chức tài chính Nhật Bản cho phép người nước ngoài không có visa vĩnh trú có thể vay mua nhà trả góp ” Nếu ” đạt đủ những điều kiện do tổ chức này đặt ra.

2. Chọn công ty nào?

Có nhiều người khi đến các công ty bất động sản của Nhật thường gặp khó khăn, cũng có thể là vì các công ty ấy không “mặn mà” gì lắm với các trường hợp người nước ngoài lắm vì thời gian chờ xét duyệt của đối tượng này lâu và vì họ hay dẫn đến các nơi cho vay tín dụng không chuyên cho người nước ngoài nên tỷ lệ bị bác cao.

Đối với những ai muốn mua nhà thì hãy tìm đến các công ty chuyên dịch vụ cho người nước ngoài thì tốt nhất.

3. Tiêu chí xét duyệt để được mua nhà trả góp

Để người nước ngoài vay mua nhà trả góp, cần phải thông qua sự xét duyệt của một tổ chức tài chính.

Ngoài vấn đề visa của bạn ra thì các tiêu chí để kiểm tra khoản vay nhà ở cho người nước ngoài khác nhau tùy thuộc vào tổ chức tài chính, nhưng thông thường thì sẽ như sau :

Tiêu chí 1: Thông tin các khoản nợ của người đăng ký – 本人の信用情報

Cần hỏi các cơ quan nghiên cứu tín dụng về tình trạng hoàn trả và số dư tài khoản vay của người đăng ký trả góp. Nếu có nhiều khoản dư nợ khác hoặc có tiền sử trì hoãn trả nợ, sẽ là bất lợi cho việc xem xét khoản vay mua nhà trả góp.

Tiêu chí 2: Thu nhập ổn định – 安定した収入

Người đăng ký phải có nguồn thu nhập ổn định và nó sẽ đánh giá xem bạn có khả năng hoàn trả khoản vay được không.

Ngoài ra, nội dung công việc, số năm làm việc, hợp đồng lao động, có thu nhập ổn định hay không,.. cũng là một trong những tiêu chí đánh giá. Những người có thời gian làm việc tại công ty ngắn sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Tiêu chí 3: Tuổi – 年齢

Nhiều tổ chức tài chính quy định độ tuổi từ 20 đến trên 65 sẽ được phép xin vay mua nhà trả góp, nhưng độ tuổi ở thời điểm đăng ký cũng là một trong những tiêu chí đánh giá.

Việc xét duyệt sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn nếu bạn muốn trả tiền sau khi nghỉ hưu, vì việc nghỉ hưu sẽ sẽ giảm đáng kể thu nhập của bạn.

Tiêu chí 4: Tình trạng giao dịch với các tổ chức tài chính – 金融機関との取引状況

Khi áp dụng cho vay mua nhà trả góp của ngân hàng, số dư tiền gửi của ngân hàng đó cũng là 1 tiêu chí đánh giá.

Tiêu chí 5: Tỷ lệ nợ phải trả – 返済負担率

Thu nhập hằng năm càng thấp thì việc xem xét lại khoản vay thế chấp càng khó khăn. Vì vậy quan trọng nhất là sự cân bằng giữa thu nhập và khoản nợ.

Tùy thuộc vào thu nhập hàng năm, thông thường sẽ được vay giới hạn từ 25 đến 35% thu nhập hàng năm.

4. Ví dụ cụ thể

Một căn hộ chung cư có giá bán là : 2990 man, giá thuê tầm 15 man. Bạn vay trả góp trong 35 năm với lãi suất 2%. Sau khi phải trả tiền ban đầu là 20% giá trị căn hộ. Mỗi tháng của bạn chỉ còn phải trả là ~ 7.9 man. Tuyệt vời phải không ?

Đối với những bạn xác định định cư ở Nhật lâu dài thì nên tham khảo những tư liệu trên để chọn được hướng đi tốt nhất.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.