Tìm hiểu về cảnh sát Nhật Bản

Tìm hiểu về cảnh sát Nhật Bản
Tìm hiểu về cảnh sát Nhật Bản
Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi bạn sẽ vướng phải những vấn đề liên quan đến sự an toàn của bản thân hay khu vực sinh sống. Những lúc như vậy thì vai trò của cảnh sát thật quan trọng phải không nào. Cùng JAPANDUHOC tìm hiểu thêm về cách liên lạc cũng như vai trò của cảnh sát Nhật Bản. Từ đó sẽ giúp bạn hiểu thêm về những người bảo vệ trị an tại đất nước mặt trời mọc.

1.Cách liên lạc cảnh sát ở Nhật Bản

Tại đất nước Nhật Bản, cảnh sát (警察 – Keisatsu) làm việc trong các đồn cảnh sát (交番 – Koban). Các đồn cảnh sát thường rất dễ bắt gặp ở các góc phố – nơi tập chung đông người qua lại. Thời gian làm việc của các đồn cảnh sát giống như Combini, tức là bạn có thể nhờ giúp đỡ cả ngày lẫn đêm 24/24h.
Đồn cảnh sát ở Nhật Bản
Đồn cảnh sát ở Nhật Bản
Trong trường hợp khẩn cấp mà không thể tìm thấy đồn cảnh sát ở gần, bạn hãy gọi cảnh sát Nhật Bản qua số điện thoại 110 để được trợ giúp. Đừng ngần ngại khi phải nhờ việc gì đó, cảnh sát ở Nhật rất thân thiện và nhiệt tình hỗ trợ bạn trong mọi tình huống.

2.Trọng trách của cảnh sát Nhật

Ở Nhật Bản, cảnh sát sẽ phải gánh vác rất nhiều trọng trách khác nhau. Cụ thể như sau:
  • Cảnh sát địa phương: Có nhiệm vụ túc trực tại bốt cảnh sát, lái xe tuần tra các khu vực được giao quản lý. Có trách nhiệm phát hiện, xử lý và báo cáo lên cấp trên các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Cảnh sát giao thông: Lái xe mô tô màu trắng hoặc túc trực tại các bốt để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm giao thông.
  • Cảnh sát hình sự: Chuyên điều tra các vụ án, hành vi vi phạm pháp luật, điều tra tội phạm…
  • Cảnh sát an ninh đời sống: Có nhiệm vụ ngăn ngừa các hành vi phạm tội, tư vấn an toàn, pháp lý cho nhân dân.
  • Cảnh vệ: Giữ gìn an ninh tại khu vực, hỗ trợ điều tiết giao thông, cứu trợ khi có cháy nhà, thiên tai xảy ra…
Vì trật tự trị an ở Nhật Bản rất tốt nên số lượng tội phạm, cướp, kẻ sát hại ở Nhật Bản hầu như không có, chính vì vậy mà cảnh sát Nhật Bản thường rất rảnh rỗi.

3.Đồng phục cảnh sát Nhật Bản

Đồng phục dành cho cảnh sát Nhật Bản là quy định chung toàn quốc. Đồng phục có màu xanh đậm, trên ngực gắn huy hiệu thể hiện cấp bậc và nghĩa vụ.
Đồng phục cảnh sát Nhật Bản
Đồng phục cảnh sát Nhật Bản
Ngoài quần áo ra thì cảnh sát còn được trang bị thêm các vật dụng khác như: sổ tay, còng tay, baton (dùi cui), súng ngắn,…. Vào mùa đông, cảnh sát Nhật sẽ mặc thêm áo dài tay có đính nút vàng và thắt cà vạt. Phương tiện hỗ trợ công việc của cảnh sát có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:
  • Xe đạp
  • Xe moto trắng (白バイ)
  • Xe ô tô trắng (パトカー hoặc パトロールカー)
Chiếc xe cảnh sát được thiết kế với những đặc trưng nổi bật để người dân có thể nhận ra nhanh chóng. Nửa trên được sơn màu trắng và nửa dưới là màu đen. Trên xe có gắn đèn màu đỏ, bật lên sẽ có âm thanh “Woo Woo,…” quen thuộc.

4.Hình ảnh chiến sĩ bảo vệ cuộc sống hằng ngày

Cảnh sát Nhật được đánh giá khá gần gũi và thân thiện với người dân. Sĩ quan cảnh sát đều có thái độ làm việc nghiêm túc, giữ đúng mọi quy tắc và không được sử dụng vũ lực với người dân. Trẻ em Nhật thường gọi các chú cảnh sát bằng cái tên dễ thương như “O-mawarisan”. canh sat nhat ban Hầu hết các sĩ quan cảnh sát ở Nhật bản đều được trang bị súng ngắn. Tuy nhiên nếu không phải là trường hợp tội phạm cực kỳ nguy hiểm thì đa số sẽ không sử dụng súng.

5.Lịch sử cảnh sát Nhật Bản

Thời Edo

Thời Edo (1603 – 1867) chính là thời kỳ của thẩm phán thị trấn và cảnh sát ngầm. Thẩm phán thị trấn sẽ đóng vai trò như cảnh sát ở thời hiện đại. Cảnh sát ngầm (岡っ引き) được các đơn vị thẩm phán thị trấn thuê làm việc, thu thập tin tức tình báo và bảo vệ nhân dân. bạn có thể tìm hiểu thêm về cảnh sát Nhật thời Edo thông qua các bộ phim Zenigata Heiji và Tooyama no Kinsan.

Thời Meiji

Hệ thống cảnh sát thời Meji 7 (năm 1984) được thành lập dựa trên mô hình của cảnh sát Pháp. Trong thời đại Meji (năm 1868-1912) khi Nhật bản cởi bỏ chế độ phong kiến và áp dụng những tư duy cải cách theo phương Tây. Do đó hệ thống cảnh sát cũng có nhiều thay đổi từ chức vụ, quần áo để phù hợp với thời đại mới.

Chiến tranh thế giới lần 2

Sau thế chiến thứ 2 kết thúc năm 1947 thì Nhật Bản đã đề ra Đạo luật cảnh sát. Những chế độ đề ra mang hướng dân chủ hóa hơn. Đạo luật cảnh sát lần đầu tiên chia hệ thống thành 2 cấp là:
  1. Cảnh sát địa phương.
  2. Cảnh sát thành phố.
Tuy nhiên Đạo luật này rất khó để triển khai tại các địa phương nhỏ do gánh nặng về chi phí. Đây cũng là một thử thách lớn đặt ra cho Chính phủ Nhật Bản vào thời lúc bấy giờ. Japan Police Đến năm 1954 (Showa 29) thì Đạo Luật cảnh sát mới được ban hành giúp Nhật Bản phần nào gỡ rối được vấn đề trên. Lúc này hệ thống cảnh sát lần 2 chia thành:
  1. Cơ quan cảnh sát Quốc gia
  2. Sở cảnh sát To-do-fu-ken (都道府県 – đơn vị hành chính của Nhật Bản)
Nền tảng hệ thống cảnh sát Nhật Bản mới này phát huy được hiệu quả và được duy trì, cải tiến cho đến hiện nay.

6.Cơ quan cảnh sát

Như đã đề cập ở trên, hệ thống cảnh sát được chia thành “Cơ quan cảnh sát quốc gia” và “Sở cảnh sát To-do-fu-ken”. Đây là những đơn vị được phân chia theo cấp bậc như sau.

Cơ quan cảnh sát quốc gia

  • Nội các
  • Ủy ban an toàn công cộng quốc gia
  • Cơ quan cảnh sát quốc gia
  • Bộ nội vụ / đơn vị trực thuộc và cơ quan địa phương

Cơ quan cảnh sát To-Do-Fu-Ken

  • Ủy ban an toàn công cộng 都道府県
  • Trụ sở cảnh sát 都道府県
  • Đồn cảnh sát / Văn phòng điều phối và văn phòng đại diện
koban
koban
Đồn và Bốt cảnh sát thường được lập ở ngay gần khu dân cư để đảm bảo an ninh. Vì vậy các bạn du học sinh – thực tập sinh nên tìm hiểu ngay bốt cảnh sát ở gần nơi sinh sống nhất nhé.

Số lượng cảnh sát Nhật Bản

Theo thống kê năm 2018 của Nhật Bản, số lượng cảnh sát thuộc “Cơ quan Cảnh sát Quốc gia” là 7.902 người và “Cảnh sát To-do-fu-ken” là 288.000 người. Trong các năm gần đây, số lượng nữ sĩ quan cảnh sát tại Nhật Bản đang gia tăng lên ~25.000 người. Chiếm khoảng 10% số lượng cảnh sát ở To-do-fu-ken. Trên đây là những thông tin chi tiết về cảnh sát Nhật Bản. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn trong trường hợp cần đến sự giúp đỡ của các Police of Japan.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.