Top 7 loại gạo Nhật Bản ngon nổi tiếng

Top 7 loại gạo Nhật Bản ngon nổi tiếng
Top 7 loại gạo Nhật Bản ngon nổi tiếng

Gạo Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới vì độ dẻo, ngon đặc biệt và có một vị trí quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản. Các giống gạo ở Nhật Bản không chỉ được tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu đến nhiều quốc gia. Trong bài viết này, Japanduhoc sẽ giới thiệu 7 loại gạo ngon được Hiệp hội kiểm định ngũ cốc Nhật Bản* lựa chọn và đánh giá theo tiêu chuẩn hình dáng, hương vị, độ dẻo sau khi được nấu chín.

Dù bạn đang sinh sống ở Nhật Bản hay chỉ muốn tìm hiểu gạo Nhật nào ngon để mua về ăn thử thì đây là một bài viết không thể bỏ qua.

1. Koshihikari (コシヒカリ)

Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Koshihikari này là Ánh sáng hi vọng của Koshi. Loại gạo ngon số 1 Nhật Bản này được trồng lần đầu ở tỉnh Fukui năm 1956, đến hiện tại thì giống gạo Koshihikari chiếm hơn 30% tổng diện tích trồng lúa tại Nhật Bản.

Gạo Kosihikari
Gạo Kosihikari

Koshihikari được trồng phổ biến tại Fukui, Niigata, Tochigi, Chiba, Ibaraki, Miyazaki, Toyama,… Trong đó tỉnh Niigata có khí hậu đặc thù nên trồng loại gạo này ra chất lượng đặc biệt nhất, tên là Uonuma Koshihikari.

Gạo Koshihikari có hình dáng hạt tròn và trắng bóng, khi nấu chín hạt cơm thơm dẻo có bị vị hậu ngọt.

  • Mức giá từ 4500 yên / 5kg (khoảng 900k VNĐ)
  • Tỉ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

2. Hitomebore (ひとめぼれ)

Đứng thứ 2 về sản lượng gạo được trồng ở Nhật Bản là Hitimebore. Ý nghĩa của tên này là Yêu từ cái nhìn đầu tiên. Đây là giống gạo thích nghi với khí hậu lạnh được trồng lần đầu tiên vào năm 1993.

Gạo Hitomebore
Gạo Hitomebore

Gạo Hitomebore được trồng ở các tỉnh có khí hậu lạnh giá như Miyagi, Akita, Iwate và Fukushima. Gạo Hitobore thường có hạt to và bóng đẹp, khi nấu chín hạt cơm dẻo thơm có vị ngọt dịu.

  • Mức giá từ 5900 yên / 5kg
  • Tỉ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1.2

3. Haenuki (はえぬき)

Trong 16 năm liên tiếp, gạo Haenuki luôn được đứng trong bảng xếp hạng gạo ngon của Hiệp hội kiểm định ngũ cốc Nhật Bản. Thậm chí đã từng được xếp hạng gạo có hương vị ngon nhất – cùng vị trí với gạo Koshihikari.

Gạo Haenuki
Gạo Haenuki

Ý nghĩa của tên gọi Haenuki trong tiếng Nhật là Nguyên sinh, giống gạo này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng xuất ổn định nên được trồng phổ biến ở tỉnh Yamagata kể từ năm 1992.

Gạo Haenuki có hương vị thơm ngon, ít dính và giữ nguyên kết cấu dẻo mềm kể cả khi nguội nên phù hợp làm cơm hộp và cơm nắm onigiri.

  • Mức giá từ 2980 yên / 5kg
  • Tỷ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

4. Akitakomachi (あきたこまち)

Gạo Akitakomachi xuất hiện lần đầu vào năm 1984 ở tỉnh Akita bằng cách lai từ giống lúa địa phương và Koshihikari. Do đặc điểm chống chịu sâu bệnh và gió tốt nên được trồng ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại Iwate và Akita.

Gạo Akitakomachi
Gạo Akitakomachi

Loại gạo này được đặt theo tên của một trong 3 nữ nhà thơ đẹp nhất Nhật Bản thời Heian. Gạo Akitakomachi có hương thơm dịu và hạt gạo bóng mẩy, khi chín hạt cơm có hương vị tuyệt hảo, lưu giữ vị ngon cả khi nguội nên phù hợp chế biến sushi.

  • Mức giá từ 4000 yên / 5kg
  • Tỷ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

5. Sasanishiki (ササニシキ)

Gạo Sasanishiki được trồng lần đầu vào năm 1963 ở Miyagi, là niềm tự hào của vùng Sendai Nhật Bản. Giống lúa này dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khó canh tác nên đã trở thành loại gạo hiếm, kể là ở nơi được sinh ra.

Gạo Sasanishiki
Gạo Sasanishiki

Điểm hấp dẫn của Sasanishiki là hương vị thơm ngon của thức ăn được nấu chín và kết cấu mềm tan dễ chịu trong miệng. Khi chín hạt cơm căng tròn và ít dính nên phù hợp làm sushi và cơm nắm.

  • Mức giá từ 2600 yên / 5kg
  • Tỷ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

6. Tsuyahime (つや姫)

Tsuyahime có nguồn gốc từ giống gạo Kamenoo được trồng khoảng 100 năm trước tại tỉnh Yamagata. Giống gạo này dễ canh tác và chịu thời tiết nắng nóng tốt.

Gạo Tsuyahime
Gạo Tsuyahime

Ý nghĩa tên gọi của Tsuyahime trong tiếng Nhật là công chúa toả sáng. Trong lần đầu ra mắt hiệp hội kiểm định ngũ cốc Nhật Bản năm 2010, gạo Tsuyahime đã ngay lập tức được xếp hạng gạo cao cấp.

So với Koshihikari, hạt gạo Tsuyahime có độ đồng đều cao và màu trắng lý tưởng. Khi nấu chín hạt cơm có hương vị thơm ngon, ngọt dịu.

  • Mức giá từ 2600 yên / 5kg
  • Tỷ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

7. Yumepirika (ゆめぴりか)

Yumepirika là giống gạo được trồng ở vùng lạnh Hokkaido từ năm 2008, trong tiếng Nhật, cái tên này có ý nghĩa là Giấc mơ đẹp.

Gạo Yumepirika có màu trắng giống tuyết, khi nấu chín hạt cơm dẻo, dính và hương vị thơm ngon. Ngay cả khi ăn nguội thì cơm vẫn có hậu vị ngọt nên phù hợp để làm sushi, cơm hộp và cơm nắm.

Gạo Yumepirika
Gạo Yumepirika

Một điểm nổi bật khác là loại gạo này còn được sử dụng trên các chuyến bay của hãng hàng không ANA Nhật Bản.

  • Mức giá từ 3000 yên / 5kg
  • Tỷ lệ gạo / nước khi nấu là 1-1

Các loại gạo trên đều rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị tại Nhật Bản. Nếu bạn không tìm thấy có thể lên amazon đặt hàng.

Tại Việt Nam việc mua các loại gạo Nhật chuẩn ở trên hơi khó, bạn có thể tham khảo một số loại khác như Akisaraki, Japonica,.. ở siêu thị Aeon hay các cửa hàng chuyên bán đồ Nhật.

* Hiệp hội kiểm định ngũ cốc Nhật Bản (Japan Grain Inspection Association)

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.