Cách Viết Cover Letter Khi Xin Việc ở Nhật Bản

Cách Viết Cover Letter Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Cho dù là người Nhật hay người Mỹ. Là nhà tuyển dụng họ sẽ quan tâm đến những ứng viên đặc biệt. Cùng đọc bài viết sau để hiểu về Cách Viết Cover Letter Nhật Bản gây ấn tượng.

1. Định dạng Font chữ

Bạn nên dùng font chữ Times New Roman hay Arial với cỡ chữ là 12 và bạn nên viết theo khổ thư A4. Có nhiều bạn muốn sáng tạo cách trình bày lá thư xin việc của mình, điều này không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của bức thư, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên trình bày theo cách đơn giản nhất và dễ đọc nhất.

Vì những nhà tuyển dụng họ không có nhiều thời gian đễ đọc kỹ càng lá thư xin việc của bạn. Bạn nên tập trung vào phần nội dung thay vì tập trung vào phần trình bày.

2. Độ dài

Để có một bức thư xin việc lý tưởng thì độ dài của lá thư là khoảng ½ đến 2/3 trang A4. Bạn đừng viết quá ngắn cũng như quá dài.

Nếu bạn viết quá ngắn, điều này sẽ làm cho thư của bạn cụt lủn, thiếu thông tin và gây ấn tượng xấu đến nhà tuyển dụng. Nếu bạn viết quá dài, nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để đọc hết thư của bạn.

3. Hãy mở đầu phần thư xin việc thật ấn tượng

Nếu bạn bắt đầu lá thư xin việc của mình bằng cách nói về việc bạn đã thấy thông tin tuyển dụng ở đâu thì lá thư xin việc của bạn sẽ rất bình thường, bạn hãy làm khác đi !. Bạn có thể mở đầu bức thư bằng 2 cách như sau:

  • Bạn hãy trả lời câu hỏi “tại sao công việc này lại hấp dẫn đối với bạn? và lý do bạn phù hợp với công việc này? (từ 1-3 câu)
  • Bạn hãy kể lại những thành tựu mà bạn có được trong quá khứ mà những thành tựu này liên quan đến chức danh bạn đang ứng tuyển, hoặc bạn có thể nói về một câu nói của người nổi tiếng làm bạn tâm đắc nhất. Bạn nên viết ngắn gọn trong 3-5 câu,ko viết dài.

Ví dụ: Khi tôi đang là một sinh viên đại học, thầy giáo của tôi đã cho chúng tôi xem một đoạn phim ngắn về Steve Jobs khi ông đang phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của ông ở đại học Stanford.

Và tôi đã rất ấn tượng về câu nói của ông, đó là: “ Công việc sẽ chiếm nhiều thời gian trong cuộc đời của bạn và điều duy nhất khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi làm việc là bạn hãy làm công việc mà bạn cho là tuyệt vời đối với bạn. Và để cảm thấy tuyệt vời khi làm việc thì bạn phải yêu công việc đó. Nếu bạn vẫn chưa tìm được công việc bạn yêu thích thì hãy mạnh dạn từ bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm công việc mà bạn yêu thích nhất, đừng nản chí, hãy tiếp tuc tìm kiếm…..”

4. Nội dung

Cấu trúc căn bản của một lá thư xin việc gồm có 5 phần:

• Mở đầu: bạn hãy trả lời ngắn gọn 2 câu hỏi: Tại sao công việc này lại hấp dẫn đối với bạn? lý do tại sao bạn cảm thấy phù hợp với công việc này? Hoặc bạn có thể kế một câu chuyện, một câu nói của người nổi tiếng mà bạn tâm đắc nhất

• Phần 2: Bạn hãy tóm tắt những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn có và bạn phải chứng minh những kinh nghiệm kỹ năng ấy phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.

• Phần 3: Bạn hãy trả lời câu hỏi rằng bạn có thể đóng góp gì cho công ty.

• Phần 4: Bạn phải nhấn mạnh trong thư rằng bạn rất mong muốn được làm công việc này và mong muốn có một cuộc hẹn phỏng vấn sớm nhất với nhà tuyển dụng.

• Phần 5: Cảm ơn nhà tuyển dụng và ký tên của bạn

5. Sự chân thành

Bạn nên viết làm sao để nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành từ trái tim của bạn, họ có thể cảm nhận được bầu nhiệt huyết, khao khát được làm việc tại vị trí này của bạn.

Sự chân thành
Sự chân thành sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng

Không một nhà tuyển dụng nào muốn đọc một lá thư trống rỗng và hời hợt. Bạn càng thể hiện được tình cảm chân thành của bạn thì bạn càng ghi điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.

6. Hãy tránh những lỗi cơ bản nhất

Lá thư xin việc là đại diện cho hình ảnh của bạn. Vì vậy một lá thư xin việc càng chỉn chu bao nhiêu thì bạn càng được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng bấy nhiêu. Khi bạn viết xong thư xin việc, bạn cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần để tránh những lỗi về ngữ pháp hay câu cú không ngắn gọn trong thư.

Phải viết chính xác vị trí bạn ứng tuyển, tên người gửi, tên công ty, ngày tháng viết thư và kiểm tra lỗi chính tả kỹ càng.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Kiều Quang Hải
Tôi là Hải, cựu du học sinh Nhật Bản. Sở thích của tôi là viết lách, chia sẻ kiến thức.