Đối với những ai yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật Bản thì chắc hẳn không thể không biết đến món omurice hay omuraisu còn gọi là cơm cuộn trứng, một món ăn phổ biến và rất được ưa thích bởi trẻ em Nhật Bản.
Bởi vốn dĩ món ăn này được chế biến một cách hết sức đơn giản nhưng lại rất ngon miệng và dễ ăn. Không chỉ thế omurice còn được ưa chuộng vì màu sắc hấp dẫn và sự đa dạng trong hương vị.
Cái tên omurice cũng được bắt nguồn từ cách chế biến nên món ăn này “omurice” (オムライス), là một từ kết hợp giữa trứng tráng được cuộn xung quanh cơm. Lớp áo trứng vàng ươm bọc bên ngoài những hạt cơm nóng hổi bên trong thật là một sự kết hợp hoàn hảo phải không nào.
Nếu khéo tay một chút bạn có thể dùng tương cà hoặc tương ớt để trang trí lên món ăn, như những lời chúc hoặc những con vật đáng yêu để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Kiểu dáng
Omurice không có quá nhiều kiểu dáng đa dạng, ngoài hình dáng truyền thống vốn có, thỉnh thoảng omurice còn được các đầu bếp khéo tay tạo hình vô cùng độc đáo (các loài động vật đáng yêu hoặc những câu chúc ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa hoặc chỉ đơn giản là những lời chào buổi sáng).
Không quá cầu kì và đa dạng trong cách chế biến và trang trí , nhưng món omurice lại rất đa dạng trong khâu nguyện liệu. Bạn có thể thay đổi thành phần chiên với cơm theo ý thích và khẩu vị của riêng mình để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể chiên cơm cùng với các loại rau củ, xúc xích, tôm, thịt v.v.
Hãy bắt đầu ngày làm việc năng động của bạn bằng một bữa sáng ngon lành cùng món trứng cuộn hấp dẫn và tràn đầy dinh dưỡng này bạn sẽ thấy những lời tôi nói sẽ không phải là phô trương cho món ăn bình dị này. À đừng quên trang trí để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn nhé!
Lịch sử ra đời và phát triển
Mọi người nghĩ rằng đó là một món ăn phương Tây được điều chỉnh lại cho phù hợp với khẩu vị của người Nhật Bản, bởi đó là món trứng tráng bao phủ lên cơm nấu chung với hành tây, nấm, đậu hà lan, thịt… được pha trộn với hương vị tuyệt vời của hỗn hợp nước sốt cà chua.
Chắc các bạn cũng dễ dàng đoán ra từ “omuraisu” xuất phát từ “omelet and rice”. Omelet là từ tiếng Pháp mà người Việt chúng ta vẫn thường đọc chạy thành ốp lết cho món trứng chiên còn rice là từ tiếng Anh có nghĩa là cơm. Vào cuối năm 1800 các món ăn phương Tây du nhập vào đất nước mặt trời mọc này, sau dần được biến tấu để có thể phù hợp với khẩu vị truyền thống của người dân Nhật Bản.
Các chuyên gia cho rằng món omurice được phục vụ lần đầu tiên vào năm 1902 tại một nhà hàng kiểu phương Tây gọi là Renga-Tei ở quận Ginza, Tokyo.Món omurice có mặt ở hầu hết các nhà hàng tại Nhật Bản, từ những nhà hàng cao cấp đến những quán ăn bình dân hoặc thậm chí bạn cũng có thể tự làm tại nhà.
Vì không quá khó để có thể tìm thấy nguyên liệu thức hiện món ăn phổ biến này. Chỉ cần một giỏ đựng đồ dạo một vòng quanh chợ hoặc các siêu thị là bạn đã có đủ các nguyên liệu để thực hiện món ăn này.
Cách chế biến cơm cuộn trứng Nhật Bản
Có rất nhiều cách chế biến món cơm cuộn trứng này nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách đơn giản nhất.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bát cơm đầy, 50g ngô hạt, 50g cà rốt (xắt hạt lựu, chần qua nước sôi), 50g đậu hà lan (chần qua nước sôi), 50g tôm tươi, 3 quả trứng, 1/2 quả mướp, 3 cái nấm hương, ngò tây, rau mùi (trang trí).
- Bước 1: Đập 3 quả trứng vào 1 cái chén, thêm tí muối và đánh đều lên.
- Bước 2: Ngâm rửa mướp hương, sau đó cắt hạt lựu, tôm cũng làm tương tự.
- Bước 3: Cho ngô, cà rốt, đậu, nấm, mướp và tôm xào trên chảo dầu nóng trong khoảng 2′, cho đến khi các nguyên liệu vừa chín.
- Bước 4: Cho cơm vào chiên cùng hỗn hợp trên và nêm nếm cho vừa miệng.
- Bước 5: Chiên hỗn hợp trứng ban đầu sao cho chín đều cả 2 mặt. (lưu ý không là bể mặt trứng để món ăn được thẩm mỹ.
- Bước 6: Khéo léo đặt hỗn hợp cơm đã chiên lên ½ bánh trứng, sau đó lật ½ còn lại bao bọc lấy phần cơm.
- Bước 7: Lấy phần cơm cuộn trứng ra khỏi chảo và trang trí cho đẹp mắt
Với món cơm cuộn trứng này bạn có thể thưởng thức ở bất kì nhà hàng Nhật nào trên đất nước Việt Nam, hoặc bạn cũng có thể tự làm tại nhà theo hướng dẫn như trên.
Từ khóa: Đẹp mắt với cơm cuộn trứng Nhật Bản
Leave a Reply
View Comments