Mình thấy các bạn học ngành y ở Việt Nam đa số đều có dự định đi Nhật theo diện điều dưỡng – hộ lý. Hôm nay mình sẽ làm một phóng sự ngắn về Tìm hiểu Về Công Việc Hộ Lý Tại Nhật Bản
A.Công việc hộ lý – điều dưỡng viên
Những năm gần đây, Nhật Bản đã thông qua dự luật sẽ nhận thực tập sinh ngành hộ lý ( thường gọi là điều dưỡng ) và cấp visa cho người ngoại quốc (介護 -かいご). Vì vậy hiện tại ngành này đang khá hot.
Một bạn hiện nay đang làm tại cơ sở chăm sóc sức khỏe của người già (老人保健施設) sẽ kể rõ bạn ấy làm những gì trong ngày với công việc hộ lý.
1. Thời gian làm việc
Hiện tại mình đang làm vị trí hộ lý cho một cơ sở chăm sóc người già và khoa của mình gồm có 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 hộ lý có nhiệm vụ chăm sóc 23 cụ già. Nhóm mình làm việc theo 3 ca như sau:
- Ca 1 từ 7h30 sáng đến 16h30,
- Ca 2 từ 8h30 sáng đến 17h30
- Ca 3 từ 10h-19h.
Về cơ bản công việc của 3 ca đều y hệt nhau, chỉ có phân chia thời gian thì sẽ có thêm một số việc cụ thể mới.
2. Hỗ trợ vệ sinh cá nhân và thay bỉm
Sau các bữa ăn, hộ lý sẽ giúp các cụ rửa vùng kín, thay bỉm khi các cụ đi vệ sinh. Khi làm các công việc này thì hộ lý cũng phải quan sát tình trạng nước tiểu, phân để nếu có những dấu hiệu bất thường thì hộ lý phải phát hiện và báo lại cho bác sĩ.

3. Tắm cho các cụ
Hộ lý phải hỏi nhân viên điều dưỡng là các cụ trong danh sách tắm hôm nay có dấu hiệu bất thường nào không và phải chuẩn bị nước tắm, thay ga giường, hút bụi trong phòng xong hết rồi mới tắm cho các cụ.
Thông thường sẽ có thêm nhân viên khác hỗ trợ tắm cho các cụ cùng hộ lý. Tùy theo thể trạng mà các cụ sẽ được tắm theo cách khác nhau :
- Với các cụ thể trạng tốt, còn đi lại được : hộ lý giúp cởi quần áo, tắm sơ qua rồi để cụ ngâm trong bồn tắm 5 phút.
- Với các cụ ngồi xe lăn : hộ lý phải cởi giúp quần áo rồi đưa các cụ vào bồn tắm hoặc máy tắm khoảng 5 phút rồi sau đó đưa trở lại chỗ cũ.
- Các cụ không làm liệt giường : hộ lý cần phải hỗ trợ đưa cụ lên cáng rồi cởi quần áo ra, tắm sơ, tiếp theo đưa vào bồn để ngâm.
Sau khi đã tắm xong thì hộ lý phải giúp lau khô người, mặc quần áo cho các cụ và cũng phải kiểm tra có dấu hiệu bất thường gì trên da của các cụ hay không để báo cáo lại với điều dưỡng và bôi thuốc nếu cần.
Tiếp theo hộ lý sẽ chải tóc, sấy tóc, dọn dẹp nhà tắm, đem quần áo đi giặt, rồi ghi vào sổ ghi chép những ai đã tắm, tình trạng phân, nước tiểu ra sao.
4. Giờ sinh hoạt chung
Mỗi ngày đều có thời gian sinh hoạt tại phòng sinh hoạt chung lúc trước bữa trưa hoặc bữa tối, khi này các cụ sẽ tập thể dục hoặc nói chuyện với nhau hoặc với hộ lý. Hộ lý sẽ giúp các cụ cắt móng tay, cạo râu…

5. Cho các cụ ngủ
Đây thường là công việc của những bạn làm ca 3. Sau khi giúp các cụ ăn cơm, đi vệ sinh, thay bỉm, hộ lý sẽ đưa các cụ về phòng của mình và thay quần áo ngủ cho các cụ. Đối với các cụ không có khả năng đi lại phòng vệ sinh thì hộ lý phải chuẩn bị bồn cầu di động. Tiếp theo là ngâm răng giả của các cụ vào dung dịch rồi tắt đèn kết thúc ca làm của mình.
Vậy là kết thúc công việc cơ bản của một ngày. Bài viết sắp tới mình sẽ viết chi tiết hơn về công việc điều dưỡng viên – hộ lý tại Nhật Bản.
Ngoài ra thì hiện tại chúng tôi thấy tại Việt Nam đang có công ty NHANLUCNHATBAN tuyển dụng người lao động sang Nhật làm việc theo chương trình điều dưỡng Nhật Bản. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ trực tiếp đến công ty qua số điện thoại +84364063066 để được tư vấn thêm chi tiết.
Leave a Reply
View Comments